Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
364038

Khôi phục thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm”

Ngày 08/12/2022 13:48:58

Về xã Nga Phú (Nga Sơn) hôm nay bên cạnh diện mạo nông thôn mới còn là hình ảnh một miền quê với non nước kỳ tú. Vùng đất Nga Phú xưa kia là một hoang đảo giữa biển khơi mênh mông, gắn liền với huyền thoại về Mai An Tiêm và sự tích Quả dưa hấu đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.Khôi phục thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm”Nông dân xã Nga Trung thu hoạch dưa hấu. Ảnh: Hoàng Đông

Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là con rể của Vua Hùng thứ 18, vốn tư chất thông minh, lại chăm chỉ nên được vua yêu quý giao cho nhiều trọng trách. Vì vậy, nhiều quan lại đem lòng ghen tỵ. Một lần trong bữa tiệc, một tên quan nịnh thần nói của cải An Tiêm là do vua ban mà có. An Tiêm nói Của cải là do tiền nhân để lại, do bàn tay ta làm nên. Nhân cơ hội này bọn nịnh thần đã tâu lại với vua. Vua nổi cơn giận dữ, đã thế ta đày đi đảo hoang để xem có phải do bàn tay nó làm ra không". Nói rồi vua lệnh cho quân lính đày An Tiêm ra đảo hoang, chỉ cho một ít lương ăn và một thanh kiếm cùn. Nơi đảo hoang bốn bề là biển cả mênh mông, chỉ có núi và đá. Vợ chồng An Tiêm phải mò cua, bắt ốc, tối ngủ trong hang qua ngày. Rồi một hôm có đàn chim lạ bay đến, chúng ăn một trái lạ vỏ đen, ruột đỏ. An Tiêm mừng lắm và nói “Trời không nỡ bỏ ta, trời cứu ta rồi, chim ăn được chắc là người cũng ăn được. Nói rồi An Tiêm đem hạt dưa trồng. Ngày qua tháng lại quả dưa lớn dần, An Tiêm bổ dưa cả nhà cùng ăn. Dưa vừa ngọt lại mát lành, ăn vào thấy người khỏe hẳn. Những năm sau dưa trồng càng nhiều, nhớ về quê cha đất tổ, An Tiêm khắc tên mình vào quả dưa rồi thả xuống biển. Những quả dưa có tên An Tiêm trôi vào đất liền, những lái buôn đi qua đảo An Tiêm đã đem theo lương thực và các vật dụng để vào xin đổi dưa An Tiêm. Nhờ vậy mà gia đình An Tiêm ngày càng trở nên sung túc... Lúc bấy giờ Vua Hùng ốm đau, nhiều bậc thần y đến chữa, thuốc thang những loại tốt nhất đều được sắc uống nhưng bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Triều đình bấy giờ vô cùng lo ngại cho long thể của người. Chợt có người đi qua hoàng cung rao bán dưa nói rằng ăn dưa vào bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, bệnh nặng đến đâu cũng khỏi hết. Vua vội cho gọi người bán dưa vào. Thần dân dâng cho vua quả dưa có khắc chữ An Tiêm. Vua sai cận thần bổ dưa ra cho vua ăn. Quả nhiên khi ăn một lát dưa vừa ngọt lại vừa mát, vua thấy trong mình khỏe hẳn, rồi ngồi dậy. Ăn vài lát nữa thần sắc vua thay đổi hẳn. Vua vui vẻ, tươi cười đứng lên đi lại, lòng khoan khoái. Trầm ngâm dây lát rồi vua nói nghe kẻ nịnh thần ta đã đày An Tiêm ra đảo hoang. An Tiêm không chết mà còn cho ta vị thuốc thần diệu và đem lại cho muôn dân trái ngọt. Nói rồi vua lệnh cho các quần thần ra đảo đón vợ chồng An Tiêm về ban thưởng chức tước, bổng lộc và lệnh đem giống dưa An Tiêm để trồng trong cả nước. Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn. Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước. Người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là Bố Cái dưa hấu hay Ông bà tổ dưa tây.

Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, vùng đất gắn liền với sự tích Dưa hấu Mai An Tiêm Toàn huyện có hơn 9.000 ha đất nông nghiệp, phân bổ rộng khắp trên địa bàn 24 xã, thị trấn. Trong đó, có hơn 590 ha đất cát chuyên màu, rất phù hợp cho việc thâm canh, mở rộng diện tích trồng dưa hấu gắn với thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm. Hơn thế nữa, người dân Nga Sơn có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và đây chính là yếu tố quyết định cho việc khôi phục thành công thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm”. Với mục tiêu khôi phục thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm” trên đất Nga Sơn, để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch nông nghiệp trải nghiệm trên địa bàn, vụ xuân năm 2016, UBND huyện Nga Sơn đã giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức xây dựng mô hình “Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp” tại 3 xã Nga Trung, Nga Yên và Nga Hưng, bằng giống dưa Perfect và Nông Việt 036, với diện tích 27 ha. Tham gia mô hình bà con 3 xã Nga Trung, Nga Yên, Nga Hưng không chỉ được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, mà được các chuyên gia nông nghiệp đến từ huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương tập huấn kỹ thuật thâm canh dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP để thay thế các phương thức canh tác truyền thống, như cách chọn giống, ngâm ủ, làm đất, lên luống, bón phân, thụ phấn bổ sung cho hoa, phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày theo đúng khuyến cáo. Đặc biệt, toàn bộ mặt luống trồng dưa sử dụng màng phủ nông nghiệp, do đó đảm bảo được mật độ cây trên đơn vị diện tích tốt hơn so với không phủ hoặc phủ một nửa luống bên trồng. Màng phủ còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, lưu giữ phân bón ít bị bay hơi hoặc rửa trôi, chống thối và nứt quả khi bị mưa to, màu sắc quả đẹp. Đi liền với đó, việc thụ phấn bổ sung cho dưa hấu giúp quả có độ đồng đều cao, đảm bảo số lượng, chất lượng quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Qua 3 tháng triển khai cho thấy, dưa nảy mầm đạt hơn 95%, tỷ lệ cây sống đạt khoảng 90%, tỷ lệ đậu quả đạt 97% và trọng lượng mỗi quả dưa hấu trung bình đạt từ 3 - 3,5 kg, cao hơn so với mô hình của người dân trồng theo phương pháp truyền thống; năng suất đạt từ 34 - 36 tấn/ha, cao hơn đối chứng từ 6 - 7 tấn/ha, thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ.

Giống với các xã ven biển khác của huyện Nga Sơn, Nga Trung có diện tích đất chuyên màu lớn. Đồng đất cát mềm rất phù hợp với cây dưa hấu. Tuy nhiên, trước năm 2016, toàn xã chỉ có khoảng 27 ha dưa hấu. Mặc dù cây dưa hấu gắn bó máu thịt với người dân xã Nga Trung hết đời này, qua đời khác, nhưng việc trồng dưa hấu của bà con nơi đây vẫn theo phương thức truyền thống, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nhất là quá trình thụ phấn, dẫn đến năng suất, sản lượng hàng năm đạt thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Anh Phạm Văn Dinh, Chủ tịch UBND xã, cho biết:Dưa hấu là cây trồng truyền thống của xã Nga Trung. Việc nâng cao năng suất, sản lượng và khôi phục thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm luôn là vấn đề mà lãnh đạo xã Nga Trung trăn trở nhiều năm qua. Vụ xuân 2016, Trạm Khuyến nông Nga Sơn đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp” trên địa bàn xã, quy mô 3 ha, với 25 hộ dân tham gia. Kết quả của mô hình đã vượt xa sự kỳ vọng, với hơn 900 tấn dưa được thu hoạch, thu nhập bình quân của người nông dân khoảng 200 triệu đồng/ha. Từ kết quả đạt được của mô hình, xã tiếp tục quy hoạch lại đồng đất, động viên người dân dồn đổi, tập trung đất đai để mở rộng diện tích dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Chủ tịch xã Nga Trung Phạm Văn Dinh chia sẻ thêm, diện tích dưa hấu trên đồng đất địa phương tăng qua từng năm. Hiện nay, toàn xã có hơn 105 ha dưa hấu - lớn nhất trong toàn huyện. Bởi vậy, xã Nga Trung được mệnh danh là vựa dưa hấu của Nga Sơn. Tổng giá trị thu từ cây dưa hấu của xã hàng năm khoảng 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã Nga Trung còn xác định, trong thời gian tới sẽ lấy quả Dưa hấu Mai An Tiêm” để xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương. Do đó, hiện nay, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã Nga Trung thường xuyên tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển sản phẩm OCOP, phổ biến các cơ chế hỗ trợ của tỉnh để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm được, cùng tham gia thực hiện. Đồng thời, tập trung xây dựng vùng thâm canh dưa hấu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát huy tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.

Được biết, từ năm 2003, cây dưa hấu được trồng ở nhiều xã trên địa bàn huyện Nga Sơn. Tuy nhiên, giống dưa hấu Mai An Tiêm không còn nên người dân đã đưa các loại giống dưa hấu lai F1 nhập từ Thái Lan, Nhật Bản... vào trồng trên chân đất cát. Những năm gần đây, diện tích trồng dưa tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2019 toàn huyện trồng khoảng 126 ha dưa hấu, thì đến năm 2022 đã tăng lên gần 165 ha, năng suất đạt từ 240 - 300 tấn/ha; thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Với nguồn gốc xuất xứ gắn liền với sự tích Dưa hấu Mai An Tiêm, ngày 24-2-2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về việc cho phép sử dụng địa danh Nga Sơn để đăng ký nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn. Quyết định cho phép Hội Dưa hấu Mai An Tiêm huyện Nga Sơn được sử dụng địa danh Nga Sơn để đăng ký nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn. Theo đó, vùng mang nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn gồm 6 xã, thị trấn: Nga An, Nga Thành, Nga Yên, Nga Trung, Nga Phượng và thị trấn Nga Sơn.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn , huyện Nga Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp với Hội Dưa hấu Mai An Tiêm tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thấy rõ sự cần thiết, tính hiệu quả của việc xây dựng vùng sản xuất dưa hấu có giá trị kinh tế cao, tạo hình ảnh về quê hương Nga Sơn gắn với truyền thuyết Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu đỏ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác dồn đổi, tích tụ tập trung đất đai để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhất là ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng dưa hấu. Đi liền với công tác quy hoạch phát triển vùng trồng Dưa hấu Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn cũng chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ trồng dưa hấu trên chân đất chuyên màu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế bền vững của dưa hấu. Cụ thể, hàng năm, toàn huyện bố trí từ 2 đến 3 vụ trồng dưa hấu, theo công thức luân canh, bao gồm: dưa hấu xuân - ngô hè thu - dưa hấu thu đông - cây rau vụ đông; dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - dưa hấu thu đông - cây rau vụ đông; dưa hấu xuân hè- dưa hấu hè thu - rau màu vụ đông. Mặt khác, các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn vùng trồng dưa hấu, hướng dẫn vận động bà con nông dân tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, như: sử dụng giống chất lượng, có thời gian sinh trưởng ngắn, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh và phòng trừ xử lý sâu bệnh. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất để người dân nắm chắc và thực hiện có hiệu quả. Áp dụng đồng bộ các giải pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách thức quản lý, tổ chức sản xuất tiên tiến nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện Nga Sơn sẽ tăng cường xúc tiến thương mại và đưa quả “Dưa hấu Mai An Tiêm” tham gia các hội chợ để quảng bá thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong cả nước.

Trần Thanh

Nguồn: Baothanhhoa.vn

Khôi phục thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm”

Đăng lúc: 08/12/2022 13:48:58 (GMT+7)

Về xã Nga Phú (Nga Sơn) hôm nay bên cạnh diện mạo nông thôn mới còn là hình ảnh một miền quê với non nước kỳ tú. Vùng đất Nga Phú xưa kia là một hoang đảo giữa biển khơi mênh mông, gắn liền với huyền thoại về Mai An Tiêm và sự tích Quả dưa hấu đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.Khôi phục thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm”Nông dân xã Nga Trung thu hoạch dưa hấu. Ảnh: Hoàng Đông

Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là con rể của Vua Hùng thứ 18, vốn tư chất thông minh, lại chăm chỉ nên được vua yêu quý giao cho nhiều trọng trách. Vì vậy, nhiều quan lại đem lòng ghen tỵ. Một lần trong bữa tiệc, một tên quan nịnh thần nói của cải An Tiêm là do vua ban mà có. An Tiêm nói Của cải là do tiền nhân để lại, do bàn tay ta làm nên. Nhân cơ hội này bọn nịnh thần đã tâu lại với vua. Vua nổi cơn giận dữ, đã thế ta đày đi đảo hoang để xem có phải do bàn tay nó làm ra không". Nói rồi vua lệnh cho quân lính đày An Tiêm ra đảo hoang, chỉ cho một ít lương ăn và một thanh kiếm cùn. Nơi đảo hoang bốn bề là biển cả mênh mông, chỉ có núi và đá. Vợ chồng An Tiêm phải mò cua, bắt ốc, tối ngủ trong hang qua ngày. Rồi một hôm có đàn chim lạ bay đến, chúng ăn một trái lạ vỏ đen, ruột đỏ. An Tiêm mừng lắm và nói “Trời không nỡ bỏ ta, trời cứu ta rồi, chim ăn được chắc là người cũng ăn được. Nói rồi An Tiêm đem hạt dưa trồng. Ngày qua tháng lại quả dưa lớn dần, An Tiêm bổ dưa cả nhà cùng ăn. Dưa vừa ngọt lại mát lành, ăn vào thấy người khỏe hẳn. Những năm sau dưa trồng càng nhiều, nhớ về quê cha đất tổ, An Tiêm khắc tên mình vào quả dưa rồi thả xuống biển. Những quả dưa có tên An Tiêm trôi vào đất liền, những lái buôn đi qua đảo An Tiêm đã đem theo lương thực và các vật dụng để vào xin đổi dưa An Tiêm. Nhờ vậy mà gia đình An Tiêm ngày càng trở nên sung túc... Lúc bấy giờ Vua Hùng ốm đau, nhiều bậc thần y đến chữa, thuốc thang những loại tốt nhất đều được sắc uống nhưng bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Triều đình bấy giờ vô cùng lo ngại cho long thể của người. Chợt có người đi qua hoàng cung rao bán dưa nói rằng ăn dưa vào bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, bệnh nặng đến đâu cũng khỏi hết. Vua vội cho gọi người bán dưa vào. Thần dân dâng cho vua quả dưa có khắc chữ An Tiêm. Vua sai cận thần bổ dưa ra cho vua ăn. Quả nhiên khi ăn một lát dưa vừa ngọt lại vừa mát, vua thấy trong mình khỏe hẳn, rồi ngồi dậy. Ăn vài lát nữa thần sắc vua thay đổi hẳn. Vua vui vẻ, tươi cười đứng lên đi lại, lòng khoan khoái. Trầm ngâm dây lát rồi vua nói nghe kẻ nịnh thần ta đã đày An Tiêm ra đảo hoang. An Tiêm không chết mà còn cho ta vị thuốc thần diệu và đem lại cho muôn dân trái ngọt. Nói rồi vua lệnh cho các quần thần ra đảo đón vợ chồng An Tiêm về ban thưởng chức tước, bổng lộc và lệnh đem giống dưa An Tiêm để trồng trong cả nước. Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn. Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước. Người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là Bố Cái dưa hấu hay Ông bà tổ dưa tây.

Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, vùng đất gắn liền với sự tích Dưa hấu Mai An Tiêm Toàn huyện có hơn 9.000 ha đất nông nghiệp, phân bổ rộng khắp trên địa bàn 24 xã, thị trấn. Trong đó, có hơn 590 ha đất cát chuyên màu, rất phù hợp cho việc thâm canh, mở rộng diện tích trồng dưa hấu gắn với thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm. Hơn thế nữa, người dân Nga Sơn có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và đây chính là yếu tố quyết định cho việc khôi phục thành công thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm”. Với mục tiêu khôi phục thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm” trên đất Nga Sơn, để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch nông nghiệp trải nghiệm trên địa bàn, vụ xuân năm 2016, UBND huyện Nga Sơn đã giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức xây dựng mô hình “Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp” tại 3 xã Nga Trung, Nga Yên và Nga Hưng, bằng giống dưa Perfect và Nông Việt 036, với diện tích 27 ha. Tham gia mô hình bà con 3 xã Nga Trung, Nga Yên, Nga Hưng không chỉ được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, mà được các chuyên gia nông nghiệp đến từ huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương tập huấn kỹ thuật thâm canh dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP để thay thế các phương thức canh tác truyền thống, như cách chọn giống, ngâm ủ, làm đất, lên luống, bón phân, thụ phấn bổ sung cho hoa, phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày theo đúng khuyến cáo. Đặc biệt, toàn bộ mặt luống trồng dưa sử dụng màng phủ nông nghiệp, do đó đảm bảo được mật độ cây trên đơn vị diện tích tốt hơn so với không phủ hoặc phủ một nửa luống bên trồng. Màng phủ còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, lưu giữ phân bón ít bị bay hơi hoặc rửa trôi, chống thối và nứt quả khi bị mưa to, màu sắc quả đẹp. Đi liền với đó, việc thụ phấn bổ sung cho dưa hấu giúp quả có độ đồng đều cao, đảm bảo số lượng, chất lượng quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Qua 3 tháng triển khai cho thấy, dưa nảy mầm đạt hơn 95%, tỷ lệ cây sống đạt khoảng 90%, tỷ lệ đậu quả đạt 97% và trọng lượng mỗi quả dưa hấu trung bình đạt từ 3 - 3,5 kg, cao hơn so với mô hình của người dân trồng theo phương pháp truyền thống; năng suất đạt từ 34 - 36 tấn/ha, cao hơn đối chứng từ 6 - 7 tấn/ha, thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ.

Giống với các xã ven biển khác của huyện Nga Sơn, Nga Trung có diện tích đất chuyên màu lớn. Đồng đất cát mềm rất phù hợp với cây dưa hấu. Tuy nhiên, trước năm 2016, toàn xã chỉ có khoảng 27 ha dưa hấu. Mặc dù cây dưa hấu gắn bó máu thịt với người dân xã Nga Trung hết đời này, qua đời khác, nhưng việc trồng dưa hấu của bà con nơi đây vẫn theo phương thức truyền thống, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nhất là quá trình thụ phấn, dẫn đến năng suất, sản lượng hàng năm đạt thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Anh Phạm Văn Dinh, Chủ tịch UBND xã, cho biết:Dưa hấu là cây trồng truyền thống của xã Nga Trung. Việc nâng cao năng suất, sản lượng và khôi phục thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm luôn là vấn đề mà lãnh đạo xã Nga Trung trăn trở nhiều năm qua. Vụ xuân 2016, Trạm Khuyến nông Nga Sơn đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp” trên địa bàn xã, quy mô 3 ha, với 25 hộ dân tham gia. Kết quả của mô hình đã vượt xa sự kỳ vọng, với hơn 900 tấn dưa được thu hoạch, thu nhập bình quân của người nông dân khoảng 200 triệu đồng/ha. Từ kết quả đạt được của mô hình, xã tiếp tục quy hoạch lại đồng đất, động viên người dân dồn đổi, tập trung đất đai để mở rộng diện tích dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Chủ tịch xã Nga Trung Phạm Văn Dinh chia sẻ thêm, diện tích dưa hấu trên đồng đất địa phương tăng qua từng năm. Hiện nay, toàn xã có hơn 105 ha dưa hấu - lớn nhất trong toàn huyện. Bởi vậy, xã Nga Trung được mệnh danh là vựa dưa hấu của Nga Sơn. Tổng giá trị thu từ cây dưa hấu của xã hàng năm khoảng 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã Nga Trung còn xác định, trong thời gian tới sẽ lấy quả Dưa hấu Mai An Tiêm” để xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương. Do đó, hiện nay, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã Nga Trung thường xuyên tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển sản phẩm OCOP, phổ biến các cơ chế hỗ trợ của tỉnh để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm được, cùng tham gia thực hiện. Đồng thời, tập trung xây dựng vùng thâm canh dưa hấu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát huy tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.

Được biết, từ năm 2003, cây dưa hấu được trồng ở nhiều xã trên địa bàn huyện Nga Sơn. Tuy nhiên, giống dưa hấu Mai An Tiêm không còn nên người dân đã đưa các loại giống dưa hấu lai F1 nhập từ Thái Lan, Nhật Bản... vào trồng trên chân đất cát. Những năm gần đây, diện tích trồng dưa tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2019 toàn huyện trồng khoảng 126 ha dưa hấu, thì đến năm 2022 đã tăng lên gần 165 ha, năng suất đạt từ 240 - 300 tấn/ha; thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Với nguồn gốc xuất xứ gắn liền với sự tích Dưa hấu Mai An Tiêm, ngày 24-2-2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về việc cho phép sử dụng địa danh Nga Sơn để đăng ký nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn. Quyết định cho phép Hội Dưa hấu Mai An Tiêm huyện Nga Sơn được sử dụng địa danh Nga Sơn để đăng ký nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn. Theo đó, vùng mang nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn gồm 6 xã, thị trấn: Nga An, Nga Thành, Nga Yên, Nga Trung, Nga Phượng và thị trấn Nga Sơn.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm - đặc sản Nga Sơn , huyện Nga Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp với Hội Dưa hấu Mai An Tiêm tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thấy rõ sự cần thiết, tính hiệu quả của việc xây dựng vùng sản xuất dưa hấu có giá trị kinh tế cao, tạo hình ảnh về quê hương Nga Sơn gắn với truyền thuyết Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu đỏ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác dồn đổi, tích tụ tập trung đất đai để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhất là ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng dưa hấu. Đi liền với công tác quy hoạch phát triển vùng trồng Dưa hấu Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn cũng chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ trồng dưa hấu trên chân đất chuyên màu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế bền vững của dưa hấu. Cụ thể, hàng năm, toàn huyện bố trí từ 2 đến 3 vụ trồng dưa hấu, theo công thức luân canh, bao gồm: dưa hấu xuân - ngô hè thu - dưa hấu thu đông - cây rau vụ đông; dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - dưa hấu thu đông - cây rau vụ đông; dưa hấu xuân hè- dưa hấu hè thu - rau màu vụ đông. Mặt khác, các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn vùng trồng dưa hấu, hướng dẫn vận động bà con nông dân tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, như: sử dụng giống chất lượng, có thời gian sinh trưởng ngắn, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh và phòng trừ xử lý sâu bệnh. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất để người dân nắm chắc và thực hiện có hiệu quả. Áp dụng đồng bộ các giải pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách thức quản lý, tổ chức sản xuất tiên tiến nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện Nga Sơn sẽ tăng cường xúc tiến thương mại và đưa quả “Dưa hấu Mai An Tiêm” tham gia các hội chợ để quảng bá thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong cả nước.

Trần Thanh

Nguồn: Baothanhhoa.vn

CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC