Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
364038

Đừng đẩy cái khó cho dân!

Ngày 31/05/2023 14:04:51

Sáng 30-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính (TTHC), gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.

Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh tới quan điểm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch điện tử trong giải quyết TTHC và thụ hưởng dịch vụ công trực tuyến. Những yêu cầu, đòi hỏi này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết để tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC cho người dân, doanh nghiệp, nhất là chi phí về thời gian.

Việc đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược trong bối cảnh công nghệ thông tin đang được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống. Nó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động toàn xã hội, khi thời gian vật chất dành cho việc thực hiện các giao dịch điện tử thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch theo phương thức truyền thống trước đây.

Tuy nhiên, điều cử tri và nhân dân quan tâm là dự luật cần bao quát một cách toàn diện hơn, dự liệu cả những trường hợp người dân, doanh nghiệp bị gây khó khi không sử dụng giao dịch điện tử.

Tôi vẫn nhớ mãi chuyện giúp người hàng xóm bị bại liệt thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Khi ấy, thủ tục đăng ký kết hôn đã được cung cấp trực tuyến. Không biết có phải vì áp lực thành tích về con số thực hiện TTHC trực tuyến hay không mà cán bộ tư pháp phường yêu cầu tất cả mọi người đến đăng ký trực tiếp phải chuyển sang hình thức đăng ký trực tuyến. Vì không am hiểu về công nghệ thông tin, người hàng xóm phải về nhà nhờ tôi đăng ký kết hôn trực tuyến hộ! Như vậy, từ mục đích ban đầu rất tốt là tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các TTHC trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến, khi về đến cơ sở đã bị bóp méo thành một thứ gây thêm cản trở cho người dân!

Bởi vậy, chúng tôi mong muốn, dự thảo luật cần có quy định rõ ràng: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức khi thực hiện giao dịch với người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cách thức giao dịch hợp pháp mà người dân, doanh nghiệp lựa chọn.

Như vậy mới tránh được tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đẩy cái khó cho người dân, doanh nghiệp để mình được thuận tiện hơn trong thực thi công vụ, hoặc để được tính thành tích sau này!

Theo: Chiến Thắng (Báo Quân đội nhân nhân dân)

Đừng đẩy cái khó cho dân!

Đăng lúc: 31/05/2023 14:04:51 (GMT+7)

Sáng 30-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính (TTHC), gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.

Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh tới quan điểm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch điện tử trong giải quyết TTHC và thụ hưởng dịch vụ công trực tuyến. Những yêu cầu, đòi hỏi này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết để tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC cho người dân, doanh nghiệp, nhất là chi phí về thời gian.

Việc đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược trong bối cảnh công nghệ thông tin đang được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống. Nó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động toàn xã hội, khi thời gian vật chất dành cho việc thực hiện các giao dịch điện tử thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch theo phương thức truyền thống trước đây.

Tuy nhiên, điều cử tri và nhân dân quan tâm là dự luật cần bao quát một cách toàn diện hơn, dự liệu cả những trường hợp người dân, doanh nghiệp bị gây khó khi không sử dụng giao dịch điện tử.

Tôi vẫn nhớ mãi chuyện giúp người hàng xóm bị bại liệt thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Khi ấy, thủ tục đăng ký kết hôn đã được cung cấp trực tuyến. Không biết có phải vì áp lực thành tích về con số thực hiện TTHC trực tuyến hay không mà cán bộ tư pháp phường yêu cầu tất cả mọi người đến đăng ký trực tiếp phải chuyển sang hình thức đăng ký trực tuyến. Vì không am hiểu về công nghệ thông tin, người hàng xóm phải về nhà nhờ tôi đăng ký kết hôn trực tuyến hộ! Như vậy, từ mục đích ban đầu rất tốt là tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các TTHC trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến, khi về đến cơ sở đã bị bóp méo thành một thứ gây thêm cản trở cho người dân!

Bởi vậy, chúng tôi mong muốn, dự thảo luật cần có quy định rõ ràng: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức khi thực hiện giao dịch với người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cách thức giao dịch hợp pháp mà người dân, doanh nghiệp lựa chọn.

Như vậy mới tránh được tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đẩy cái khó cho người dân, doanh nghiệp để mình được thuận tiện hơn trong thực thi công vụ, hoặc để được tính thành tích sau này!

Theo: Chiến Thắng (Báo Quân đội nhân nhân dân)

CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC